Siêu âm thai sớm có ảnh hưởng gì không?

October 6, 2015
Góc hỏi đáp

Siêu âm thai sớm có ảnh hưởng gì không? Hiện nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy vấn đề siêu âm nhiều lần là có lợi hay hại. Tuy nhiên, liệu việc siêu âm sớm thì có ảnh hưởng hay mang đến tác dụng gì không thì mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết được chĩa sẽ dưới đây.

Siêu âm là gì?

Siêu âm là phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một phần có thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao thông qua lớp gel được bôi trên phần cơ thể đó để tạo ra hình ảnh thực bên trong cơ thể. Siêu âm ít có sự xâm lấn của các phóng xạ ion hóa . Do hình ảnh siêu âm được ghi nhận theo thời gian và theo sự di động của đầu máy quét siêu âm nên nó cho thấy được tất cả các hoạt động và di chuyển của các bộ phận bên trong cơ thể kể cả hình ảnh  dòng máu đang chảy trong mạch máu.

Siêu âm là phương pháp mang lại nhiều lợi ích giúp cho bác sĩ chẩn đoán  và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đặc biệt,được áp dụng rộng rãi trong việc kiểm tra thai nhằm kiểm soát quá trình phát triển của thai nhi theo thời gian trong bụng mẹ.

Mục đích của việc siêu âm thai?

• Xác nhận có thai hay không và xác định thai đã vào buồng tử cung làm tổ chưa.

• Xác định tuổi của thai nhi và đưa ra dự kiến ngày sinh cho mẹ bầu.

• Kiểm tra tình trạng phát triển và hình thành của thai nhi có khỏe mạnh không?

• Siêu âm giúp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh hoặc những rắc rối cho mẹ và bé để kịp thời xử lí.

• Kiểm tra tổng quát được sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai có đáp ững đầy đủ cho thai nhi về dinh dưỡng hay tử cung, khung chậu có bất thường không?

Siêu âm thai sớm có ảnh hưởng gì không?

Siêu âm là một trong nhiều các kĩ thuật y khoa khác ngày được nâng cao và cải tiến về mặt công nghệ cũng như kỹ thuật để quá trình thực hiện thăm khám và kiểm tra bệnh được diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Theo như nhiều nghiên cứu cho biết việc siêu âm không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể đối với sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, thì không nên siêu âm thai trong thời gian quá sớm bởi có thể thời điểm đó thai chưa vào buồng tử cung làm tổ thì siêu âm không giúp bạn nhận biết được điều gì. Do đó, thời điểm thích hợp để siêu âm thai là ngay sau khi bạn phát hiện chậm kinh ít nhất từ 2-3 tuần. Khi đó, siêu âm vừa mang cho bạn thông tin có thai không vừa xác định được tình trạng thai nhi đã vào buồng tử cung chưa và cụ thể thai đã được bao nhiêu tuần. Từ đó, bạn sẽ lập kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất đối với tình trạng sức khỏe hiện tại của mình và bé một cách phù hợp và an toàn nhất.

Bên cạnh đó, mặc dù siêu âm không có hại nhưng các mẹ mang thai không nên lạm dụng siêu âm, siêu âm thai quá nhiều không chỉ tốn kém về mặt kinh tế mà còn mất rất nhiều thời gian trong quá trình thăm khám và siêu âm. Do đó, các mẹ nên theo chỉ định của bác sĩ và không nên bỏ qua 3 thời điểm khám thai quan trọng nhất khi tuổi thai được 12-14 tuần nhằm kiểm tra sức khỏe phôi thai-số lượng thai và phát hiện những dị tật bẩm sinh sớm có thể xảy ra tại thời điểm này đối với sự hình thành hệ thống não bộ hay xương sống và thần kinh, lần 2 là lúc thai 21-24 tuần để kiểm tra,đo lường chiều dài-đường kính của các bộ phận tứ chi ,cơ quan nội tạng. Lần thứ ba là thai tuần thứ 28-32 nhằm phát hiện các dị tật về hình thái, hình dáng, khối lượng nước ối,...nhằm đảm bảo đầy đủ các yếu tố cho cuộc chuyển dạ.

Bài viết được viết bởi tác giả Hồng Anh dưới sự tham vấn y khoa Bác sĩ Hà Thị Huệ của Managed Health với vấn đề: “Siêu âm thai sớm có ảnh hưởng gì không ?”.Nếu bạn còn thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0836 633 399 hoặc nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ TẠI ĐÂY

Hashtag: #honganh #hathihue #managedhealth #sieuamthai

Nguồn tham khảo:

+ Fetal ultrasound https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/about/pac-20394149 Truy cập ngày 27/5/2019.

+ Fetal Ultrasound https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=fetal-ultrasound-92-P09031 Truy cập ngày 27/5/2019.

Hồng Anh

Tác giả Hồng Anh của website managed-health Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền, 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe, có chứng chỉ báo chí, báo ảnh, bằng lý luận cao cấp, chứng chỉ giảng viên đường lối....

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form